Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Cung ốc vặn

Một tin vui cho những fan của món ốc luộc lá bưởi, nước mắm dấm, lá chanh, gừng ớt, tỏi? Hay là “Ốc hấp lá gừng”?  Ốc nấu “Tam tam” “Dấm bỗng”, chuối xanh, đậu phụ, thịt ba chỉ, tía tô, lá lốt? Bún ốc? Ốc bỏ rọ treo gác bếp? Ốc đắp đất nướng, ốc vùi tro, trẻ trâu vẫn thường ăn? Thậm chí là canh ốc chan cơm nguội độn mỳ từ thời “Hà Nội sục sôi đánh Mỹ”!!! Con ốc rẻ rúng tầm thường ngày nào nay đã lên ngôi???
Ảnh: Dân Trí

 Tại khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một tác phẩm kiến trúc rất chi là hiện đại, giá như nó ra đời cách đây hai hay ba mươi năm thì hẳn nhiên trong không gian đó nó đã là một kì quan, có thể nó sẽ được tung hô là một tòa kiến trúc “vô tiền khoáng hậu”…
            Nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà lớn, nó nhô lên như một cái mấu trên mặt đất. Nếu như nó là một kiến trúc bình thường như bao kiến trúc khác với sự chú trọng vào công năng như thường thấy, nhất là trong thời buổi “tấc đất tấc vàng” thì không có gì đáng nói. Thế nhưng nó lại được tạo hình một cách khá đặc biệt, hình ảnh của nó như mong muốn thể hiện sự tương phản nhưng vẫn uyển chuyển, hòa quyện và bay bổng (hai khối kiến trúc tương phản nhau về độ cao, đường nét và mảng, khối) … .Trong không gian kiến trúc mà nó hiện đang tồn tại, với cảnh quan và các kiến trúc liền kề,   khiến cho người ta không khỏi có một ấn tượng về sự dị biệt, một sự dị biệt giàu hình ảnh và có đôi phần hài hước.
            Cảm quan đầu tiên ta có thể hình dung đó là hình ảnh của một con Ốc vặn, một con ốc đầu chúi xuống đất, đít chổng lên trời bên cạnh cái cọc cao, nhọc nhằn và lầm lụi. Sự lầm lụi ôm đồm quá thể mà người ta vẫn hay dùng làm hình ảnh so sánh trong thành ngữ “ Ốc không mang nổi mình ốc, lại còn tha cọc, tha rêu!”. Nhân chuyện ốc xin được bàn một chút về con ốc: Ngoài chuyện ốc được dùng làm thức ăn suốt chiều dài lịch sử phát triển của các dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước nói riêng, ốc và họ hàng của nó còn xuất hiện trong bữa ăn thuộc nhiều nền văn minh khác nhau trên khắp thế giới, xuất hiện trong các di chỉ khảo cổ từ thời đại đồ đá đến các bàn ăn của vua chúa thời trung cổ, và ngày nay nhiều loại ốc vẫn được coi là thứ thực phẩm cao cấp và đắt đỏ. Dù ở chốn bình dân hay nơi sang trọng, ốc luôn được coi là một món thú vị, một thứ đặc sản dân dã nhưng không kém phần tao nhã:
            Rượu một lọ
Ốc vài con
Gừng cay, gió heo may
Vương xuống đâu đây hương Hoa sữa
Góc phố Nguyễn Du
Mùa Thu!
            Có thể nói không ngoa rằng, trải dài cả mấy chục ngàn năm lịch sử nhân loại, mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ốc góp một phần không nhỏ trong công cuộc dựng xây đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Ốc là một nguồn thức ăn dồi dào, dễ kiếm, một thứ thức ăn phổ thông của dân tộc Việt Nam. Nó có một tầm quan trọng đặc biệt trong buổi “tháng ba ngày tám”, trong khi sa cơ lỡ bước, thủa hàn vi của một số danh nhân, lúc cơ cùng chạy giặc hoặc khi mới dựng cờ khởi sự của các đấng quân vương tăm tiếng. … Trải dài nhiều ngàn năm với sứ mệnh như một cứu tinh nhưng ốc lại chẳng mấy khi được ghi chép, lưu danh trong các pho sách, sử. Ngoài tầm quan trọng kể trên hình ảnh gần gụi của ốc cũng thường được thể hiện trong các ý  tứ văn chương, thi phú. Ví dụ: Hình ảnh về sự tảo tần của người mẹ, người chị, người vợ … “mò cua, bắt ốc”. Thân phận của một cô gái lại được Nữ sĩ danh tiếng Hồ xuân Hương thể hiện như sau:
 “ Bác mẹ sinh em phận ốc nhồi
Tháng ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thời bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi!”
Khi có sự nhầm lẫn do vô tình hay cố ý (đánh tráo) hình ảnh của ốc lại được dùng để ví von “Thằng ăn ốc, thằng đổ vỏ”. Khi chỉ sự yếu đuối thì nói “ yếu như sên” (một loại ốc). Thái độ sợ sệt, cầu an, lẩn trốn, bàng quan trước thế sự hay một sự việc cụ thể nào đó người ta lại dùng hình ảnh “tụt sâu vào vỏ ốc” … ngoài ra ốc cũng được dùng làm hình ảnh của sự câm lặng. Sự nhạt nhẽo vô bổ “ nhạt như nước ốc” …v…v… và …v…v.
            Trở lại tòa kiến trúc vốn dĩ đã có thể trở nên tuyệt mỹ … giá như: … . Giá như nó được sinh ra đúng lúc, đúng thời. Giá như nó được đầu tư đúng mức, phù hợp với cái tên của nó. Giá như vốn đầu tư được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Giá như nó được khai thác tối ưu và có ý nghĩa nhất. Giá như nó được đặt cái tên phù hợp nhất. Giá như người ta ý thức được tầm quan trọng của nó ở mức cao nhất. Giá như nó xứng đáng với cái tên của nó nhất … bởi nó có tên là “CUNG TRÍ THỨC”! Ốc vốn là hình ảnh quen thuộc và giàu ý nghĩa trong dân gian, bởi vậy dân gian vốn không dễ tiếp cận với những khái niệm, hình ảnh cao siêu, trừu tượng nên có kẻ hồn nhiên gọi “Cung trí thức” là “CUNG ỐC VẶN”.
Chỉ là sự liên tưởng gần gũi nôm na. Thế nhưng cũng khó tránh được có kẻ khác lại bảo đó là thứ “nôm na mách qué”.


04/08/2011
No.E209 F312

Rửa mặt xe bus


Là một người dân thủ đô tôi vô cùng phản đối những hành động làm vấy bẩn tới hình ảnh  Hà Nội thân yêu cũng như vấy bẩn hình ảnh tổ quốc và dân tộc! Phản đối việc lạm dụng phương tiện công công trong việc đàn áp, bắt bớ người biểu tình chống quân TrungQuốc xâm lươc!
Xe bus Hà Nội bị lạm dụng làm phương tiện đàn áp người yêu nước.
Xe bus Hà Ni, mt phương tin công cng, v mt khía cnh nào đó có thế coi như là mt phn ca din mo th đô. Trước "vn nn giao thông" chưa có li thoát như hin nay phương tin giao thông công cng này đang được coi như mt cu cánh tương đi hu hiu phn nào vãn hi nn ách tc do s tăng trưởng quá mc ca các phương tiên giao thông cá nhân.
 Mà qu vy, hu như đô th văn minh nào cũng gn lin vi hình nh ca các h thng  giao thông công cng. Thm chí nó còn tr thành nhng biu tượng đc trưng ca nhng thành ph đó. Ví d: Tàu đin ca Hà Ni trước đây vi tiếng chuông leng keng, xe bus hai tng ca London, Hông Kông, tàu đin ngm Moskva ca Nga ... Đ có được nhng hình nh đi vào lòng người và thi ca như vy cn biết bao thi gian, cn biết bao công phu vun đp và gìn gi, xây dng? Cht lượng phc v như thế nào? Vy mà h thng bus ca th đô Hà Ni ngàn năm văn hiến ca chúng ta hin ti ra sao? Không th chi cãi được khi có ý kiến cho rng Bus Hà Ni là một thứ “hung thn đường phố” vi nn “cướp đường”, chu, b bến ... nhân viên phc v còn thô tc trong ngôn ng, hành vi vi hành khách, thm chí đánh hành khách thành thương tt (chuyn không hiếm trên các mt báo hàng ngày) .v.v. và .v.v. K cp thì lng hành dưới bến, trên xe như  chn không người hết năm này qua năm khác coi thường pháp lut, chưa hn. Bi hình như làm gì có pháp lut tn t x s này đ mà chúng coi thường ??? Chưa hết. Hình nh v xe bus Hà Ni hình như chưa đ đ xng danh HUNG THN ĐƯỜNG PH hay sao? Hay ti b Công an quá nghèo không có tin mua xe chuyên dng? Hoc gi b Công an chơi trò"gp la b tay người? Không mun làm xu đi "HÌNH NH ĐP Đ CA NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN" nên đã c tình s dng xe bus Hà Ni khi thc hin nhng hành vi đê tin chng li nhân dân yêu nước, tiến b? Quyếbiến xe bus thành HUNG THN thc s? Qu là mt trò đánh tráo b i! Mt trò bôi nh, ngm máu phun người! Hành vi này cn phi lên án! Chúng ta nghĩ gì khi hàng ngày có hàng triu người, ph n, tr thơ, ông già, bà lão, khách du lch quc tế thp phương bước chân lên xe bus vi tâm trng nơm np lo âu v nhng hình nh, nhng tai ha, nhng cách hành s phi nhân tình biết đâu có th xy đến bt c lúc nào?
               Xin đừng tô đậm thêm hình ảnh của hung thần, xin đừng để xe bus Hà Nội trở thành biểu tượng của CÔN ĐỒ, KẺ CƯỚP, KHỦNG BỐ, BẠO LỰC, “PHÒNG NHÌ”, “MẬT THÁM”.
. … Xin hãy dừng ngay lại và tẩy rửa, hãy trả lại cho xe bus những hình ảnh thân thiện, đáng yêu như là một phần biểu tượng của thủ đô. Chúng ta hãy cùng nhau “RỬA MẶT” CHO XE BUS!

... f312 http://cb-f312.blogspot.com/2011/08/rua-mat-xe-bus.html