No. E209 F312
Đấu tranh này là trận cuối cùng!
Vừa mới đi xem buổi biểu diễn “báo cáo thành tích” với giới tướng lĩnh và lãnh đạo cao cấp của đoàn nghệ sỹ nhà hát kịch quân đội thuộc Tổng cục chính trị tối 29/07/2011 tại Nhà hát kịch quân đôi, nhân dịp đoàn vừa đi tập huấn và giao lưu ở Trung Quốc về. Thời gian có hạn nên trương trình chỉ là trích đoạn của vở “Đấu tranh này là trận cuối cùng”. Vở kịch như là “một thứ khí tài hiện đại” vừa được quân đội Việt Nam “nhập khẩu” trực tiếp từ quân đội Trung Quốc. Đã lâu không thưởng thức nghệ thuật nên trong lòng tôi không khỏi “ trào dâng” một niềm cảm xúc thật khó tả …
Xin bạn đọc quan niệm rằng tất cả nội dung của bài viết này, bao gồm cà những kí tự như: E209 F312 hoặc 29/07/2011... , các chỗ cách dòng, các gạch ngang, images, hãy coi tất cả đều là các câu thơ, khổ thơ chứ không phải là tranh minh họa). Xin hãy coi tất cả những thứ đó và cả những dòng chú thích này là thuộc tổng thể một bài thơ nhé. Một bài thơ vô đề.
Có vẻ củ chuối nhè?… hè! ... hè!
Hãy ngẩng cao đầu!
Nắm tay thật chắc
Đấu tranh này là trận cuối cùng!
Nhưng bạn ơi xin đừng nhầm với tên của vở kịch Tàu
Quân đội nhân dân Việt Nam vừa nhập khẩu của bạn “VÀNG”, bạn “TỐT” hôm qua
Thứ “khí tài hiện đại”!
Nhưng không thể dùng để chống hiểm họa xâm lăng
Không dùng để đánh vỡ mặt nhân dân
Nhưng sẽ đánh vào tim, óc ...
Có thể làm nhân dân, tổ quốc ta sấp mặt. Thêm 1000 năm!
Nào bạn ơi!
Hãy đến cùng tôi
Tay trong tay. Tay giơ cao, nắm chặt
ĐẤU TRANH NÀY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG!
Truyền thống NÚP!
- Khi chưa thành công: NÚP trong rừng, sống nhờ rừng (rừng che bộ đội, rừng vây quân thù). Cái này gọi là “ăn của rừng”, ăn của giang sơn, gấm vóc nước nhà, tổ tiên.
- Khi chưa thành công: NÚP vào nhân dân, điều này có thể gây liên lụy nghiêm trọng tới người chứa chấp. Thậm chí sẵn sàng núp váy đàn bà, trẻ nhỏ như ta có thể thấy qua các câu chuyện về các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các dũng sỹ thiếu niên được tuyên truyền ra rả qua bao nhiêu thế hệ. Điều này là nguyên nhân chủ yếu sản sinh ra các loại “anh hùng nhân dân” các “mẹ Việt Nam anh hùng” … về già không nơi nương tựa. Cái này gọi là “chiến tranh nhân dân”.
- Khi chưa thành công: NÚP trong đền, chùa, các nơi thờ tự, hoạt động tôn giáo. Mượn cửa từ bi để dễ bề trà trộn. Cái này gọi là “tôn giáo yêu nước”.
- Khi chưa thành công: NÚP trong nhà điền chủ, trong giới tư sản vì sẵn cơm dẻo, canh ngọt, sẵn tiền, vàng để … huy động “Tuần lễ vàng”. Chắc có hứa hẹn “ăn một quả, trả cục vàng” …
- Khi chưa thành công, NÚP bếp nông dân, ăn hết gạo, ngô, khoai, sắn, vừng, lạc, đậu ... lại chén vịt, gà, ngan, ngỗng, chó, mèo, trâu, bò, dê, chó, lợn … tôm, cua, ốc, cá ... của nông dân để kháng chiến trường kì. Cái này gọi là “dân vận”.
- Khi chưa thành công: NÚP vào “giai cấp tiên phong”, công nhân, thợ thuyền, xúi giục bạo động, chế tạo vũ khí, đánh bom khủng bố ( điển hình là bác Tôn Đức Thắng, anh Nguyễn Văn Trỗi …). Cái này gọi là “bạo lực kách mệnh”.
- Khi chưa thành công: NÚP bóng ngư dân để vận chuyển vũ khí, phương tiên chiến tranh - lôi kéo vào một việc làm vô cùng nguy hiểm (đoàn tàu không số).
- Khi chưa thành công: NÚP bóng các phương tiện giao thông công cộng, trà trộn chốn đông người, ngược xuôi hoạt động, vận chuyển vũ khí nguy hiểm, tài liệu cấm. Bất chấp có thể gây tai vạ cho nhiều người, gây tai vạ cho doanh nghiệp vận tải. Cái này gọi là “mưu trí, dũng cảm”.
- Khi chưa thành công: NÚP bóng báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do lập đảng, lôi kéo, xúi giục … . Cái này gọi là: Tự do dân chủ, tự do ngôn luận, đa nguyên, đa đảng.
… v ...v .. và ...v...v...
**************************
- Sau khi thành công: NÚP bóng “công thần” tận diệt môi trường, phá rừng đầu nguồn, bán rẻ quặng thô ... miễn sao đầy túi! NÚP bóng quân đội, phá rừng, buôn lậu gỗ của cả nước bạn anh em, láng giềng (Lào) (chuyện mới phanh phui). Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chiến khu xưa cho giặc thuê ... chắc để giặc làm bảo tàng “KÁCH MỆNH”???
- Sau khi thành công: NÚP bóng pháp luật, đánh đập trẻ em, bóp vú mẹ già, mua dâm bé gái (nữ sinh), “đạp mặt trí thức” (nhân dân) … . Cái này gọi là “ăn cháo đá (đái) bát” phản lại nhân dân, rõ quân phản phúc!
- Sau khi thành công: NÚP bóng GIAI CẤP - “Cải cách ruộng đất”, “tiêu diệt tư sản”, “trốc rễ” trí thức … Cái này gọi là: Chính sách ngu dân, cướp trên diện rộng! ( lịch sử chưa có qui mô tương tự để so sánh).
- Sau khi thành công: NÚP bóng CÁCH MẠNG triệt phá đền, chùa, cướp đất giáo phận. Cấm đoán mọi bề. Lý do: “thế lực thù địch”, “hoạt động trái phép” “xúi giục, phản động” “tôn giáo phản động”… Cái này gọi là “Chuyên chính vô sản”.
- Sau khi thành công: NÚP bóng XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC (quy hoạch), cướp đất nông dân, phá đất nông nghiệp, hủy hoại môi trường … Nông dân cơ cực lầm than! Sao thế? ” ĐẦY TỚ” của dân sẵn tiền bán đất (nước), ăn thực phẩm nhập từ Pháp, Mỹ tư bản, đế quốc cho lành! Nhân dân ăn thực phẩm độc hại của Trung Quốc cho rẻ, tiện cả đôi đường … cày cuốc chi cho mệt ??? !!! Cái này gọi là “THƯƠNG DÂN, VÌ DÂN”!
- Sau khi thành công: NÚP bóng CÔNG NGHIỆP (hiện đại hóa) cấu kết ngoại bang bóc lột “giai cấp tiên phong” tàn tệ, Đồng lương chết đói không đủ nuôi thân, công nhân đình công, đàn áp man rợ (lấy xe tải húc vào đám đông cho chết). Cái này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
- Sau khi thành công: Hải quân NÚP kĩ trong bờ, Ngoại giao NÚP trong “nhung lụa” blap! blap! , “16 VÀNG, 4 TỐT”! “16 VÀNG, 4 TỐT”! “16 VÀNG, 4 TỐT”!, “KHÔNG CÓ GÌ LẠ”... Giặc tha hồ cướp biển đảo, bắn giết ngư dân … Cái này gọi là: CUỘC ĐỜI KHÔNG SỐ … (phát ngôn viên BNG xinh đẹp có mặc quần áo cẩn thận luôn luôn phát biểu những ngôn từ thể hiện sự hòa khí hữu hảo với giặc Tàu nên gọi là NÚP trong nhung lụa).
- Sau khi thành công: NÚP hình ảnh phương tiện giao thông công cộng, đánh tráo lòng tin, ngụy trang tội ác, ngậm máu phun người, đàn áp dã man, bắt bớ nghiều người yêu nước chống quân xâm lược. Chà đạp dân tộc, làm nhục quốc thể. Tội ác tày trời! Cái này gọi là: “CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO” …
Ôi! Ôi chao mệt quá đi mất! Nếu kể hết được, chắc chết tại đây. Xin để giành phần cho dân ta kể tiếp (kẻo cũng mang tiếng là tham).
Tiếng Vọng
…...................
Có anh CA,
Anh không ở trên rừng, không phải là con khỉ!
Sao anh hay lẩn khuất? (NÚP)
Có phải anh là phường kẻ cắp,
Trộm, cướp, giết người …
Cớ sao anh lẩn khuất?
Giữa thanh thiên bạch nhật
Giữa thủ đô
Đội lốt lưu manh
Mặc thường phục đánh người biểu tình vô cớ
Đổ tiếng ác cho giới giang hồ!
Vốn là những người đã tận cùng của sự khốn khổ!
Sao anh NÚP trong trong lùm cây bụi cỏ
Bất ngờ nhảy xổ ra
Như loài thú dữ
Đánh người vi phạm hoặc chẳng cần vi phạm (luật giao thông)
Đánh thành thương tật
Phải chăng họ không để anh “ngậm miệng ăn tiền”?
Mùa xuân mới qua chưa đến mùa …. chó dại!
Sao có anh đã “tẩu hỏa nhập ma”
Giữa thủ đô
NÚP sau cột điện, góc nhà,
Các anh chồm ra
Thẳng tay đánh người … gần chết
Và cấm không cho đi viện (ngay)
Để nạn nhân được … chết từ từ ...
Mạng sống vốn quý nhất trên đời
Chết muộn tí nào thì hay ti đó chớ sao!
Kêu gì?
Khi còn sống, sức khỏe là thứ đáng quý nhất
Đớn đau một tí nhưng được chiêm nghiệm thế nào là giá trị của“sức khỏe”.
Như thế chẳng phải là bài học bổ ích lắm sao?
Một bài học về sự nhân bản!
Từ nấm mồ oan khuất
Một làn khói thoát lên
Làn khói trắng mong manh mơ hồ, vô định
Làn khói kêu oan giữa biết bao làn khói
Âm hồn của những kẻ báo thù …
Những làn khói không còn mơ hồ, đơn độc
Các anh NÚP ở đâu?
Các anh có thể NÚP ở đâu,
Giữa bao la mịt mù sương khói của những kẻ báo thù?
Các anh không sợ ư? Các anh là người “duy vật”?
Mà đúng vậy
Các anh chỉ coi trọng tiền tài, vật chất
Sống như con vật!
Coi rẻ tình người, coi thường mạng sống (của nhân dân)
Coi thường tổ tiên, lịch sử
Trong màn sương khói tạo thành bởi lớp lớp những oan nghiệt, kêu gào
Anh sống trong đó
Vợ con anh sống trong đó
Bố mẹ anh sống trong đó
Tất cả gia quyến của các anh
Không phải tất cả họ là người “duy vật”
Đang sống trong đó
Đang hít thở làn khói đó
Hít sâu vào tim, phổi, óc, gan,
Vào từng phế nang nhỏ nhất
Làn khói của những oan hồn!
Mang màu của chiếc áo tang (áo xô)
Âm hồn ngự trị trong cơ thể những con người sống
Trong mẹ già, phụ nữ, trẻ thơ, trong chính các anh
Nhà cửa các anh ở dù có cao sang, sạch sẽ
Không ô nhiễm môi trường
Nhưng những âm hồn sẽ làm ô nhiễm phần tâm linh gia quyến nhà anh …
Bởi tâm hồn các anh vấy bẩn
Hỡi các anh con người “duy vật”!
Có những làn khói của người cha
Bỏ lại mẹ già
Bỏ lại người vợ tảo tần
Bỏ lại con còn dại
Làn khói của tình phụ tử
Bỏ mọi hạnh phúc cuộc đời
Bởi trận đòn oan nghiệt
Chỉ còn làn khói mong manh
Và đã kết tinh
Thành tà áo trắng nữ sinh, lung linh trong cuộc biểu tình!
Người con gái được âm hồn phù trợ
Đã thoát khỏi gông xiềng, thoát khỏi nỗi sợ
Thoát khỏi chiếc áo xô hôm nọ.
Nỗi sợ - nơi ẩn NÚP của dân lành!
Và chính các anh
Cũng đang lẩn, NÚP trong nỗi sợ.
Có làn khói màu xanh
Như màu áo chiến binh đã bạc,
Trên vai người phế binh
Vâng! PHẾ BINH!
Bởi trừ bố, mẹ, vợ con, bạn bè và đồng đội
Có ai “thương” họ đâu mà “thương binh” ?
Họ. Biết bao người lê bên rìa xã hội
Làn khói của những liệt sỹ bị cố tình bỏ quên
Liệt sỹ chiến trường K (Cambodia)
Liệt sỹ chống giặc Tàu 1979
Liệt sỹ Trường Sa 1988
Họ sẽ hóa thân vào đồng đội
Những người vô danh nhưng còn sống trên mặt đất này
Họ sẽ dễ dàng tìm thấy đồng đội
…................... mỗi người sẽ kết nối với mọi người ...
Những người từng chia lửa ngày xưa
Qua “IP” của lính. (Phiên hiệu của các đơn vị quân đội tương tự như địa chỉ IP trong CNTT).
Những người lính bị đánh lừa!
Họ sẽ đi tìm các anh ...
Có làn khói màu xám, xanh, loang lổ
Của những người lính đã từng thua trận
Nhưng họ cũng là những con người
Sao sắp nửa thế kỉ đến nơi
Vẫn bơ vơ đầy ải không nơi nương về?
Họ cũng có gia đình, có anh em đồng đội
Nhiều khi giữa hai trận đánh trước kia
Khi ngớt tiếng pháo, tiếng bom
Họ. Nhưng người giữa hai trận tuyến
Tranh thủ hỏi nhau vội và: Trong ấy thế nào, ngoài đó ra sao …
Nhà tôi từng ở nơi này, kia, ấy, nọ ...
Thử trao đổi nhau thưởng thức một điếu thuốc lá
Của Bắc, Nam, Tây, Tàu xem nó lạ thế nào.
Tôi, anh … đều xa quê lâu rồi biết khi nào có thể trở lại!
Liệu khi đó có còn sống nữa không?
Liệu có thiếu cái tay, cái chân hay là một hay hai con mắt?
Bây giờ họ đã có thể trở lại:
Hơn ba mươi năm, nay họ đã trở về
Người ra Bắc có thể về Nam
Người vào Nam có thể ra Bắc
Thoải mái hút thuốc lá Tây, Tàu không có gì lạ lẫm.
Duy nhất với một điều kiện là họ phải còn đang sống!
Và thương tật không đến nỗi bị bác sỹ cấm.
Họ có một cái tên chính xác, đúng nghĩa đen
Phế binh!
Phế binh, thậm chì cả những người còn lành lặn!
Họ cũng ở quanh các anh
Họ bị loại ra ngoài xã hội.
Tuy nhiên họ được hưởng thứ quí giá nhất đó là cuộc sống
Họ còn được hưởng “tự do”
Họ còn hoàn toàn có quyền tự do … hút thuốc lá
Bất kể của Tây, Tàu gì đều được!
Vậy thôi!
Hơn hẳn những đồng đội không may của họ
Không thể hút thuốc lá được nữa
Và cũng không được làn khói hương!
Họ cũng hoàn toàn có thể chia đôi điếu thuốc của mình
Cho người “phế binh” mặc áo màu xanh hay ngược lai.
Cả hai loại “phế binh” đều đang ở quanh các anh.
Nổi lên trong mờ mịt khói sương
Làn khói màu lam
Màu của biển xanh uất ức (Uất ức biển ta ơi! - PTN).
Họ là người ngư dân
Con của người ngư dân năm xưa chở súng (chiến sỹ đoàn tàu không số).
Trong một ngày biển lặng đẹp trời
Giữa “biển bạc” quê hương tự ngàn đời
Họ chết không kịp biết tại sao
Và được trở về với mẹ già, vợ dại, con thơ
Trong một cái lọ sứ Trung Quốc loại tốt (những ngư dân “may mắn” bị giặc Trung Quốc giết nhưng có trả xác về Việt Nam).
Những kẻ mà họ phải gọi theo mệnh lệnh là”bạn” đã bắn họ khi tay không tấc sắt.
Còn may chán so với những người bị “bạn” bắn nhưng bỏ thân cho cá
May hơn cả những anh bộ đội hi sinh trong Hải chiến Trường Sa (1988)
May hơn cả những anh lính Cộng Hòa (QLVNCH) hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa (1974)
Trong khía cạnh cac liệt sỹ cũng phải bỏ thân cho cá!
Họ cũng đang ở quanh các anh.
Mệt quá rồi, Mệt thật rồi!
Tôi không thể kể hết về những làn khói màu đen
Làn khói màu vàng
Làn khói màu nâu, màu đỏ
…..........................
Có thể tôi sẽ bị bắt đi tù bởi tội “tham”
Vì tranh phần kể chuyện quá nhiều
Những câu chuyện của gia đình tôi
Những câu chuyện của quê hương tôi
Câu chuyện của tổ quốc tôi,
Câu chuyện của dân tộc tôi
Những câu chuyện này phải để nhân dân tôi cùng kể!
Trên đất nước tôi, đất nước có truyền thống NÚP
Nhưng NÚP không phải đặc ân của dân lành
Trước thiên tai, địch họa dân lành không có chỗ NÚP
Khi con người cố tình gây nạn hồng thủy họ không có chỗ NÚP (xả đập thủy điện).
Trước cái ác họ không có chỗ NÚP
Những bất công, xảo trá, dối lừa,
Thú với người lẫn lộn.
Họ biết NÚP vào đâu?
Làm sao có thể NÚP một “nhát dao chém trộm”? (Thơ Trần Dần)
Hiểm họa xâm lăng đã cận kề! họ không thể NÚP!
Một dân tộc không thể NÚP vào nỗi sợ hãi!
Hãy ngẩng cao đầu!
Nắm tay thật chắc
Đấu tranh này là trận cuối cùng!
Nhưng bạn ơi xin đừng nhầm với tên một vở kịch Tàu
Quân đội nhân dân Việt Nam vừa nhập khẩu của bạn “VÀNG”, bạn “TỐT” hôm qua
Thứ “khí tài hiện đại”!
Nhưng không thể dùng để chống hiểm họa xâm lăng
Không dùng để đánh vỡ mặt nhân dân
Nhưng sẽ đánh vào tim, óc ...
Có thể làm nhân dân, tổ quốc ta sấp mặt. Thêm 1000 năm!
Nào bạn ơi!
Hãy đến cùng tôi
Tay trong tay. Tay giơ cao, nắm chặt
ĐẤU TRANH NÀY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG!
Biểu tình bên tượng đài Quyết Tử … (Sưu tầm từ Internet).
Trịnh Kim Tiến (Sưu tầm từ Internet).
... F312
29/07/2011 version: 1.0.1
No. E209 F312
Trường hợp goại lệ
Tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ, một người dân tên là Núp (anh hùng Núp). Những kẻ ngày nay lên đỉnh tót vời là nhờ những người như “anh”, từng NÚP vào “anh”, NÚP vào nhân dân chứ thực ra thì anh hùng Núp không NÚP. Sau khi “BẮN PHÁP CHẢY MÁU” Anh Hùng Núp đã từng rời bỏ núi rừng Tây Nguyên ra Hà Nội sống giữa thủ đô một thời tươi đẹp, thơ mộng này. Đâu như Anh Hùng Núp công khai lấy mấy bà vợ người Kinh. Chính xác thì có một bà rất đẹp ở phố Hoàng Hoa Thám, Ba Đình Hà Nội. Tuy tên anh hùng Núp là “Núp” nhưng “anh” lại rất đàng hoàng chứ không hề NÚP. Tôi thích con người và câu chuyện có hậu của “anh”!
... F312
29/07/2011 version: 1.0.1
No. E209 F312