Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Đánh phải trúng - Biểu tượng và thông điệp

Logo: No China!
Một đấu sĩ trên võ đài có thể dùng hư chiêu, thế nhưng khi đã ra đòn thật thì phải trúng. Bởi nếu không trúng, trúng nhưng không đạt hiệu quả mong muốn thì thậm tệ nhất là đấu sĩ sẽ trở thành người chiến bại. may mắn hơn thì đó là hành động làm tổn hao khí, lực, tao ra sự sơ hở đưa bản thân vào thế bất lợi. Rộng hơn là trong lĩnh vực quân sự, Lĩnh vực thường không có mặt của “trọng tài” như là trên sàn đấu, Sự sơ xuất thường không chỉ trả giá bằng một mạng người. Một đòn đánh hụt có thể kéo theo sự sụp đổ của cả một đế chế, Một đòn đánh hụt có thể lĩnh hậu quả là sự hủy diệt vô số phương tiện chiên tranh, xóa sổ nhiều ngàn người. Trận đánh tái chiếm cao điểm 1509 (Hà Giang) ngày 2 tháng 4 năm 1984 trong cuộc chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược là một ví dụ điển hình.

Theo một số nguồn tin. Do kế hoạch tác chiến bị lộ từ hàng ngũ lãnh đạo cao cấp, Trung Quốc biết rõ kế hoạch và phương án tác chiến của ta, biết rõ ngày giờ nổ sùng … . Thay vì sử dụng bộ binh chốt giữ đánh phản xung phong như thường lệ, điều này khó có thể hiệu quả trước quy mô trận đánh, một đòn trí mạng với sự tập trung lực lượng rất lớn và quyết tâm chiến đấu rất cao của quân đội Việt Nam. Trung quốc đã sử dụng pháo binh với quy mô rất lớn. Khi tất cả các lực lượng của Việt Nam đã tập trung vào vị trí chuẩn bị xung phong đánh chiếm cao điểm - viên đạn đã lên nòng. Trung Quốc bất ngờ pháo kích phủ đầu cấp tập, dày đặc gần 20 tiếng đồng hồ liên tục. Theo số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Việt Nam bị thất bại nặng nề, số tử sĩ đếm được khoảng 3700 người - “đấu sĩ” bị “chặn đòn” và đốn ngã trước khi kịp tung ra cú quyết định.  Hệ quả kéo theo là cao điểm 1509 cùng hàng trăm km2 lãnh thổ của Việt Nam đã lọt vào tay Trung Quốc. 1509 bây giờ đã bị thay tên (Lão Sơn) và là một điểm du lịch của Trung Quốc, các cựu chiến binh Trung Quốc thường tới đây để “kỉ niệm chiến thắng” và “thăm chiến trường xưa”!
Đó là cái giá phải trả của một đòn đánh hụt, dù là cú đánh mang tinh thần chính nghĩa. Trung Quốc trong trận đó không phải là tay võ sĩ thượng thừa, nhìn mắt, nhìn vai đối thủ mà biết trước đòn đánh, đó chỉ là một đối thủ “dưới cơ”  nhưng trong lợi thế kín đáo của kẻ phòng thủ và lại giỏi về gian kế, “đấu sĩ”  Việt Nam thì lộ mình trong thế tấn công và bất ngờ bị “chém” ngang lưng với sự tiếp tay tình cờ bởi chính “sư phụ” của minh! Đó là cái giá của công tác “phòng gian, bảo mật”, cái giá phải trả khi giặc ở ngay trong nhà của ta, giặc ở ngay sau lưng ta!
Xin hãy ý thức rõ hơn về việc “nối giáo cho giặc”, rước giặc vào nhà, “gọi giặc là cha” dù là vô tình hay hữu ý!
Một thành công lớn được xây dựng nên bởi nhiều thành công và cả những thất bại nhỏ. “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu!” - chúng ta xuống đường chống Trung Quốc xâm lược hôm nay với những giọt mồ hôi rơi xuống, những mất mát về tiền bạc, thời gian. Thậm chí cả máu và danh dự (có thể bị bắt, bị đàn áp, có thể bị “đạp vào mặt”). Nhưng tất cả những thứ đó chưa thể so sánh với những mất mát trong một trận đánh thực sự trên chiến địa, những mất mát khủng khiếp của  chiến tranh – điều mà chúng ta có thể vãn hồi bởi những hành động của ngày hôm nay. Trong trường hợp xấu nhất nếu có thể xảy ra, chúng ta không thể tránh khỏi một cuộc chiến bất đắc dĩ thì những giọt mồ hôi, những mất mát của ngày hôm nay vẫn có giá trị như những giọt mồ hôi của người lính đổ xuống thao trường. Vì vậy, trên mặt trận không có tiếng súng trên đường phố này, (chưa có tiếng súng) chúng ta cũng phải chiến đấu với một tinh thần hết sức nghiêm túc, với một ý chí quyết tâm cao nhất, với ý thức “phòng gian, bảo mật” tốt nhất. Dù là trong những hành động và công việc nhỏ nhất!
Có thể liệt kê khá nhiều ví dụ về “những đòn đánh hụt” trong các trận đấu chưa có tiếng súng vừa qua nhưng tôi chỉ xin nêu ra một ví dụ sau đây:
"Chiếc áo biểu tình”.
- Mẫu áo được thiết kế gồm hai loại có màu nền khác nhau, đen và trắng. Ý tưởng thiết kế này là phù hợp với tiêu chí thiêt kế sản phẩm thương mại, nó tăng thêm sự phong phú của sản phẩm, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Thế nhưng trong một đám đông cùng biểu hiện một ý chí (biểu tình) thì ý tưởng này lại vô cùng bất cập. Hai màu áo tương phản nhau cùng xuất hiện trong một đội ngũ sẽ làm cho người ta có cảm giác về một sự thiếu nhất quán, đối chọi nhau, chia thành hai phe rõ rệt. Nó không biểu đạt được hình ảnh, tiếng nói của một khối đoàn kết thống nhất.
- Thông điệp và ngôn ngữ biểu đạt đưa ra không mạnh mẽ, đơn giản, rõ ràng. Nó vô cùng khó hiểu với những người “ngoài cuộc”, với đại đa số các tầng lớp nhân dân. Mẫu áo màu đen, một màu không nói lên sự minh bạch và chính nghĩa, trong nhiều nền văn hóa, màu đen luôn tượng trưng cho sự hắc ám. Vì thế hình ảnh của những người biểu tình sẽ không gây được cảm giác thân thiện, và lôi cuốn cảm tình của cộng đồng, trong nước và quốc tế, thậm chí còn gây ra sự phản cảm!
Trong trường hợp là mẫu áo màu trắng (cả hai mẫu áo chỉ khác nhau màu nền) thì thông điệp đưa ra cũng không khá hơn là bao. Mảng màu xanh nước biển được khoanh lại bởi đường chữ U màu đỏ rất đậm nét, mảng này tượng trưng cho Biển đông với ý nghĩa là “Trung Quốc coi Biển đông như cái ao nhà” (theo như lý giải của một số trang mạng kêu gọi mua áo đi biểu tình). Thực sự nếu không phải là người trong cuộc mà chỉ là một người ngẫu nghiên nào đó lần đầu tiên nhìn thấy, nếu được hỏi đây là cái gì? Ý nghĩa ra sao? Tôi dám chắc anh ta sẽ trả lời: “Tôi mà hiểu được chắc chết liền!” Vậy đối tượng mà nhà thiết kế nhằm tới là ai? Nhằm tới đại đa số cộng đồng, những người có thể chưa hề cập nhật thông tin về tình hình biển đảo đang bị Trung Quốc xâm lược hay đối tượng nhằm tới là những người ít ỏi trong cuộc? Thông điệp như vậy khác nào việc “Tôi kể chuyện quê tôi nhưng chỉ mình tôi biêt … một mình tôi hiểu” Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất, giả sử người ta có hiểu thông điệp đó một cách khiên cưỡng và khá dài dòng “Biển đông là ao nhà của Trung Quốc” . Liệu họ có thắc mắc “thông điệp đó đưa ra nhằm mục đích gì”? Để kêu gọi sự phản đối hay cổ vũ, đông viên? Hoàn toàn có lý khi người ta có thể nghĩ như vậy bới thông điệp quan trọng nhất thể hiện sự phản đối “hai gạch chéo” được thể hiện hết sức mờ nhạt, yếu đuối. Tệ hơn nữa, người ta có thể nhầm lẫn đó là cái dấu “tic” biểu hiện sự lựa chọn, sự đồng ý! Trong hầu hết mọi trường hợp, hình ảnh của dấu gạch chéo biểu hiện sự phản đối, sự ngăn cấm đều phải mạnh mẽ, đậm nét rõ ràng, đơn giản. Thực tế thông điệp này trên các mẫu áo đã được thể hiện ra sao? Đó là hai cái gạch chéo phất phơ, nhỏ bé và mờ nhạt trông vô cùng yếu ớt! Trông như những “nét mác” trong văn tự Trung Quốc, chữ Hán xưa với sự mô phỏng những vết xước của bút lông … Trong nghệ thuật thư pháp thì “nét bút” này có thể được đánh giá là mạnh mẽ, bay bổng … Oái oăm thay, trong tổng thể ngôn ngữ hình ảnh được trình bầy với ý nghĩa, mục đích cụ thể của các cuộc biểu tình, hai cái “nét mác” để biểu hiện sự phản đối này lại vô cùng yếu ớt và mang nặng nỗi ảm ảnh ngàn năm từ phương bắc. Một nỗi ám ảnh hằn sâu trong tiềm thức!
Nếu coi thông điệp của biểu tượng này là một “cú đánh”, tôi cho rằng cú đánh này đã trượt rồi, cùng lắm chỉ sượt qua chút xíu ngoài da. Mặc dù kết quả, mục đích của các cuộc biểu tình có đạt được, có giành được những thắng lợi nhất định nhưng những thắng lợi đó là  nhờ có nhiều ‘cú đánh trúng đích” khác. Đây vẫn là một cú đánh trượt!
ĐÁNH PHẢI TRÚNG! Cú đánh đơn giản thường là cú đánh nhanh nhất, mạnh nhất, hiệu quả nhất. Xin được đề xuất một mẫu áo đơn giản như sau:
- Màu nền là màu trắng, màu trắng thể hiện sự quang minh, chính đại, hiền hòa và dễ gây thiện cảm.
- Trên nền áo trắng thể hiện thông điệp (chữ,  hình ảnh) TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC hoặc TRUNG QUỐC HIẾU CHIẾN … bằng màu đen, đỏ đậm, rõ, nổi bất trên nền màu trắng (màu đen, đỏ thể hiện sự hắc ám ghê rợn …). Chúng ta cần nhận diện, đưa ra chính xác hình ảnh, tính chất của sự kiện vì hình ảnh của sự kiện đó đã được phát tán, công bố trên phạm vi quốc tế, một sự nhân diện lờ mờ sẽ làm cho thông điệp thiếu sức nặng và “đánh trượt mục tiêu”. (có chăng thì cũng chỉ tương tự như việc chửi đổng).
- Thông điệp về sự xâm lược này bị phủ nhận (gạch chéo) bởi thông điệp thứ hai, hai gạch chéo màu đen, đậm nét rõ ràng (màu đen trong thông điệp này thể hiện sự kiên quyết xóa bỏ,”xóa sổ”), hai gạch chéo như vậy là tín hiệu của của sự ngăn cấm, phản đối, hủy bỏ … được sử dụng rộng rãi khắp thế giới, sử dụng một tín hiệu đã được quốc tế hóa là một lựa chọn tối ưu trong “tuyên truyền”! Đó chính là tiếng nói chung, ngôn ngữ chung của cả thế giới. Một cách biểu đạt mang bản sắc của một cá nhân, một nhóm nhỏ có thể có những giá trị “nghệ thuật” nhất định nhưng sẽ không hiệu quả trong trường hợp này (biểu tình).
- Bên dưới tất cả những nội dung trên cần có một hàng chữ nhỏ, màu phù hợp (trong trường hợp này là chữ màu đen và được nhân mạnh bằng màu đỏ ở chữ “O” và dấu “!”). Hàng chữ này chính là slogan của các tổ chức khác nhau (có thể tùy ỳ thay đổi) nói lên tiêu chí, định hướng, chính kiến … của các tổ chức đó (Sự đoàn kết giữa các nhóm có tiêu chí, mục đích có thể  khác nhau nhưng đều nằm dưới một thông điệp chung, một mục đích chung. Đó là sự thống nhất, sự nhất trí, đồng lòng trong việc CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC!).
- Tùy thuộc vào từng trường hợp sử dụng cụ thể và điều kiện in ấn, mọi người có thể thêm vào biểu tượng của Biển đông (hình ảnh màu xanh lam như mẫu bên dưới) thông điệp sẽ có tác dụng mạnh hơn trong vấn đề cụ thể là “tình hình Biển đông. Nếu không thêm biểu tượng này thì thông điệp sẽ tập trung hơn vào việc bài trừ Trung Quốc xâm lược nói chung.
- Những màu đen, đỏ, trắng, xanh kết hợp với nhau tuy rất đơn giản nhưng hiệu quả tạo hình lại rất cao, trong ngôn ngữ tạo hình những màu đó đều mang ý nghĩa rõ rệt và dễ hiểu, ngôn ngữ tạo hình cô đọng có tính khái quát cao và cũng có thể coi đó là một thứ “siêu ngôn ngữ” như “ngôn ngữ âm nhạc” vậy.
- Nội dung của slogan và mọi nội dung văn bản khác nếu có, có thể là tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Trung Quốc … để có thể áp dụng phù hợp ở các quốc gia, các vùng lãnh thổ.
- Sử dụng một cách biểu đạt nhất quán về hình thức, đơn giản, dễ hiểu sẽ có tác dụng hướng ý thức và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Việc này không khác gì việc quảng bá và phát triển thương hiệu của các thương hiệu lớn, danh tiếng.
Hi vọng rằng mong muốn “phát triển thương hiệu” này cũng là mong muốn của nhiều người, của đông đảo đồng bào Việt Nam yêu nước cũng như của các tổ chức và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Thân ái!


P/S: Sau đây là một số gợi ý của người thiết kế biểu tượng này trong trường hợp biểu tượng được dùng trong những trường hợp khác nhau như: Logo, Avatar, in trên các khổ giấy tiêu chuẩn, A4, A3 … in trên áo, trên băng rôn, biểu ngữ …
Người thiết kế không giữ bản quyền biểu tượng này, mọi người có thể tùy ý sử dụng, phát tán  theo ý thích nhưng cũng xin lưu ý một điều: Không nên sửa chữa quá nhiều so với nguyên mẫu để khỏi làm sai lệch ý nghĩa, tinh thân của biểu tượng so với thiết kế gốc (xem bài viết ở trên).
Chú ý: Về một số logo hoặc biểu ngữ ví dụ dưới đây phần màu xanh lam biểu tượng cho Biển đông hơi bị nhạt màu (do tổn hao chất lượng khi chuyển định dạng và nén file hơi nhiều) nên khi sử dụng mọi người có thể chủ động chỉnh cho màu đậm thêm một chút sẽ đẹp và hiệu quả hơn.
Cuối cùng tôi cũng phải nói rằng người viết bài và thiết kế biểu tượng này không hề có ý chê bai những thành quả hoặc những đóng góp của những người đi trước, cũng như không hề nghĩ rằng những gì bản thân đã làm ở đây là hoàn hảo. Tất cả chỉ là tinh thần đóng góp những gì nhỏ bé nhất mà mình có thể có, với khả năng của mình, với mong muốn mọi thứ luôn được hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Mong muốn sự phát triển tiếp tục từ mọi người!
Xin cảm ơn!

Một số ví dụ về biến thể nội dung và màu sắc của biểu tượng (có thể đến thẳng trang lưu trữ logo, poster ... được cập nhật thường xuyên hoặc xem trực tiếp ở bên dưới).
Nói không với Trung Quốc xâm lược. Lá cờ biến thái thành cái "lưỡi bò" với dã tâm thôn tính, sáp nhập các quốc gia láng giềng, hòng biến thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc (ngôi sao nhỏ thứ 5 được vẽ thêm ngụ ý điều này). Trung Quốc với tham vọng bành trướng, vơ vét, muốn "liếm" sạch Biển đông.
Biểu tượng trên nền vuông dùng lam logo hoặc Avatar
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự).

Biểu tượng trên nền vuông dùng lam logo hoặc Avatar
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự).

Biểu tượng trên nền vuông dùng lam logo hoặc Avatar
(nội dung mang tính mạ lị phù hợp với đông đảo giới bình dân).

Biểu tượng trên nền vuông dùng lam logo hoặc Avatar
(nội dung mang tình mạ lị  phù hợp với đông đảo giới bình dân).

Biểu tượng trên nền vuông dùng lam logo hoặc Avatar
(nội dung mang tính khách quan, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân).

Biểu tượng trên nền vuông dùng lam logo hoặc Avatar
(nội dung mang tính khách quan, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân).

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự).

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự).

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự)..

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự).).

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự).

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự).

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung phù hợp với ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự).

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung mang tính mạ lị phù hợp với đông đảo giới bình dân).

Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung mang tính khách quan, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân).


Biểu tượng trên khổ giấy tiêu chuẩn A4, A3 …
(nội dung mang tính khách quan, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân).

**************************************************************

06/08/2011
No.E209 F312

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Cung ốc vặn

Một tin vui cho những fan của món ốc luộc lá bưởi, nước mắm dấm, lá chanh, gừng ớt, tỏi? Hay là “Ốc hấp lá gừng”?  Ốc nấu “Tam tam” “Dấm bỗng”, chuối xanh, đậu phụ, thịt ba chỉ, tía tô, lá lốt? Bún ốc? Ốc bỏ rọ treo gác bếp? Ốc đắp đất nướng, ốc vùi tro, trẻ trâu vẫn thường ăn? Thậm chí là canh ốc chan cơm nguội độn mỳ từ thời “Hà Nội sục sôi đánh Mỹ”!!! Con ốc rẻ rúng tầm thường ngày nào nay đã lên ngôi???
Ảnh: Dân Trí

 Tại khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một tác phẩm kiến trúc rất chi là hiện đại, giá như nó ra đời cách đây hai hay ba mươi năm thì hẳn nhiên trong không gian đó nó đã là một kì quan, có thể nó sẽ được tung hô là một tòa kiến trúc “vô tiền khoáng hậu”…
            Nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà lớn, nó nhô lên như một cái mấu trên mặt đất. Nếu như nó là một kiến trúc bình thường như bao kiến trúc khác với sự chú trọng vào công năng như thường thấy, nhất là trong thời buổi “tấc đất tấc vàng” thì không có gì đáng nói. Thế nhưng nó lại được tạo hình một cách khá đặc biệt, hình ảnh của nó như mong muốn thể hiện sự tương phản nhưng vẫn uyển chuyển, hòa quyện và bay bổng (hai khối kiến trúc tương phản nhau về độ cao, đường nét và mảng, khối) … .Trong không gian kiến trúc mà nó hiện đang tồn tại, với cảnh quan và các kiến trúc liền kề,   khiến cho người ta không khỏi có một ấn tượng về sự dị biệt, một sự dị biệt giàu hình ảnh và có đôi phần hài hước.
            Cảm quan đầu tiên ta có thể hình dung đó là hình ảnh của một con Ốc vặn, một con ốc đầu chúi xuống đất, đít chổng lên trời bên cạnh cái cọc cao, nhọc nhằn và lầm lụi. Sự lầm lụi ôm đồm quá thể mà người ta vẫn hay dùng làm hình ảnh so sánh trong thành ngữ “ Ốc không mang nổi mình ốc, lại còn tha cọc, tha rêu!”. Nhân chuyện ốc xin được bàn một chút về con ốc: Ngoài chuyện ốc được dùng làm thức ăn suốt chiều dài lịch sử phát triển của các dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước nói riêng, ốc và họ hàng của nó còn xuất hiện trong bữa ăn thuộc nhiều nền văn minh khác nhau trên khắp thế giới, xuất hiện trong các di chỉ khảo cổ từ thời đại đồ đá đến các bàn ăn của vua chúa thời trung cổ, và ngày nay nhiều loại ốc vẫn được coi là thứ thực phẩm cao cấp và đắt đỏ. Dù ở chốn bình dân hay nơi sang trọng, ốc luôn được coi là một món thú vị, một thứ đặc sản dân dã nhưng không kém phần tao nhã:
            Rượu một lọ
Ốc vài con
Gừng cay, gió heo may
Vương xuống đâu đây hương Hoa sữa
Góc phố Nguyễn Du
Mùa Thu!
            Có thể nói không ngoa rằng, trải dài cả mấy chục ngàn năm lịch sử nhân loại, mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ốc góp một phần không nhỏ trong công cuộc dựng xây đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Ốc là một nguồn thức ăn dồi dào, dễ kiếm, một thứ thức ăn phổ thông của dân tộc Việt Nam. Nó có một tầm quan trọng đặc biệt trong buổi “tháng ba ngày tám”, trong khi sa cơ lỡ bước, thủa hàn vi của một số danh nhân, lúc cơ cùng chạy giặc hoặc khi mới dựng cờ khởi sự của các đấng quân vương tăm tiếng. … Trải dài nhiều ngàn năm với sứ mệnh như một cứu tinh nhưng ốc lại chẳng mấy khi được ghi chép, lưu danh trong các pho sách, sử. Ngoài tầm quan trọng kể trên hình ảnh gần gụi của ốc cũng thường được thể hiện trong các ý  tứ văn chương, thi phú. Ví dụ: Hình ảnh về sự tảo tần của người mẹ, người chị, người vợ … “mò cua, bắt ốc”. Thân phận của một cô gái lại được Nữ sĩ danh tiếng Hồ xuân Hương thể hiện như sau:
 “ Bác mẹ sinh em phận ốc nhồi
Tháng ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thời bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi!”
Khi có sự nhầm lẫn do vô tình hay cố ý (đánh tráo) hình ảnh của ốc lại được dùng để ví von “Thằng ăn ốc, thằng đổ vỏ”. Khi chỉ sự yếu đuối thì nói “ yếu như sên” (một loại ốc). Thái độ sợ sệt, cầu an, lẩn trốn, bàng quan trước thế sự hay một sự việc cụ thể nào đó người ta lại dùng hình ảnh “tụt sâu vào vỏ ốc” … ngoài ra ốc cũng được dùng làm hình ảnh của sự câm lặng. Sự nhạt nhẽo vô bổ “ nhạt như nước ốc” …v…v… và …v…v.
            Trở lại tòa kiến trúc vốn dĩ đã có thể trở nên tuyệt mỹ … giá như: … . Giá như nó được sinh ra đúng lúc, đúng thời. Giá như nó được đầu tư đúng mức, phù hợp với cái tên của nó. Giá như vốn đầu tư được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Giá như nó được khai thác tối ưu và có ý nghĩa nhất. Giá như nó được đặt cái tên phù hợp nhất. Giá như người ta ý thức được tầm quan trọng của nó ở mức cao nhất. Giá như nó xứng đáng với cái tên của nó nhất … bởi nó có tên là “CUNG TRÍ THỨC”! Ốc vốn là hình ảnh quen thuộc và giàu ý nghĩa trong dân gian, bởi vậy dân gian vốn không dễ tiếp cận với những khái niệm, hình ảnh cao siêu, trừu tượng nên có kẻ hồn nhiên gọi “Cung trí thức” là “CUNG ỐC VẶN”.
Chỉ là sự liên tưởng gần gũi nôm na. Thế nhưng cũng khó tránh được có kẻ khác lại bảo đó là thứ “nôm na mách qué”.


04/08/2011
No.E209 F312

Rửa mặt xe bus


Là một người dân thủ đô tôi vô cùng phản đối những hành động làm vấy bẩn tới hình ảnh  Hà Nội thân yêu cũng như vấy bẩn hình ảnh tổ quốc và dân tộc! Phản đối việc lạm dụng phương tiện công công trong việc đàn áp, bắt bớ người biểu tình chống quân TrungQuốc xâm lươc!
Xe bus Hà Nội bị lạm dụng làm phương tiện đàn áp người yêu nước.
Xe bus Hà Ni, mt phương tin công cng, v mt khía cnh nào đó có thế coi như là mt phn ca din mo th đô. Trước "vn nn giao thông" chưa có li thoát như hin nay phương tin giao thông công cng này đang được coi như mt cu cánh tương đi hu hiu phn nào vãn hi nn ách tc do s tăng trưởng quá mc ca các phương tiên giao thông cá nhân.
 Mà qu vy, hu như đô th văn minh nào cũng gn lin vi hình nh ca các h thng  giao thông công cng. Thm chí nó còn tr thành nhng biu tượng đc trưng ca nhng thành ph đó. Ví d: Tàu đin ca Hà Ni trước đây vi tiếng chuông leng keng, xe bus hai tng ca London, Hông Kông, tàu đin ngm Moskva ca Nga ... Đ có được nhng hình nh đi vào lòng người và thi ca như vy cn biết bao thi gian, cn biết bao công phu vun đp và gìn gi, xây dng? Cht lượng phc v như thế nào? Vy mà h thng bus ca th đô Hà Ni ngàn năm văn hiến ca chúng ta hin ti ra sao? Không th chi cãi được khi có ý kiến cho rng Bus Hà Ni là một thứ “hung thn đường phố” vi nn “cướp đường”, chu, b bến ... nhân viên phc v còn thô tc trong ngôn ng, hành vi vi hành khách, thm chí đánh hành khách thành thương tt (chuyn không hiếm trên các mt báo hàng ngày) .v.v. và .v.v. K cp thì lng hành dưới bến, trên xe như  chn không người hết năm này qua năm khác coi thường pháp lut, chưa hn. Bi hình như làm gì có pháp lut tn t x s này đ mà chúng coi thường ??? Chưa hết. Hình nh v xe bus Hà Ni hình như chưa đ đ xng danh HUNG THN ĐƯỜNG PH hay sao? Hay ti b Công an quá nghèo không có tin mua xe chuyên dng? Hoc gi b Công an chơi trò"gp la b tay người? Không mun làm xu đi "HÌNH NH ĐP Đ CA NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN" nên đã c tình s dng xe bus Hà Ni khi thc hin nhng hành vi đê tin chng li nhân dân yêu nước, tiến b? Quyếbiến xe bus thành HUNG THN thc s? Qu là mt trò đánh tráo b i! Mt trò bôi nh, ngm máu phun người! Hành vi này cn phi lên án! Chúng ta nghĩ gì khi hàng ngày có hàng triu người, ph n, tr thơ, ông già, bà lão, khách du lch quc tế thp phương bước chân lên xe bus vi tâm trng nơm np lo âu v nhng hình nh, nhng tai ha, nhng cách hành s phi nhân tình biết đâu có th xy đến bt c lúc nào?
               Xin đừng tô đậm thêm hình ảnh của hung thần, xin đừng để xe bus Hà Nội trở thành biểu tượng của CÔN ĐỒ, KẺ CƯỚP, KHỦNG BỐ, BẠO LỰC, “PHÒNG NHÌ”, “MẬT THÁM”.
. … Xin hãy dừng ngay lại và tẩy rửa, hãy trả lại cho xe bus những hình ảnh thân thiện, đáng yêu như là một phần biểu tượng của thủ đô. Chúng ta hãy cùng nhau “RỬA MẶT” CHO XE BUS!

... f312 http://cb-f312.blogspot.com/2011/08/rua-mat-xe-bus.html

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Bài thơ vô đề

29/07/2011                                                                                                            version: 1.0.1
No. E209 F312


Đấu tranh này là trận cuối cùng!
Vừa mới đi xem buổi  biểu diễn “báo cáo thành tích” với giới tướng lĩnh và lãnh đạo cao cấp của đoàn nghệ sỹ nhà hát kịch quân đội thuộc Tổng cục chính trị tối 29/07/2011 tại Nhà hát kịch quân đôi, nhân dịp đoàn vừa đi tập huấn và giao lưu ở Trung Quốc về. Thời gian có hạn nên trương trình chỉ là trích đoạn của vở “Đấu tranh này là trận cuối cùng”.  Vở kịch như là “một thứ khí tài hiện đại”  vừa được quân đội Việt Nam “nhập khẩu” trực tiếp từ quân đội Trung Quốc. Đã lâu không thưởng thức nghệ thuật nên trong lòng tôi không khỏi “ trào dâng” một niềm cảm xúc thật khó tả …
Xin bạn đọc  quan niệm rằng tất cả nội dung của bài viết này, bao gồm cà những kí tự như: E209 F312 hoặc 29/07/2011... , các chỗ cách dòng, các gạch ngang, images, hãy coi tất cả đều là các câu thơ, khổ thơ chứ không phải là tranh minh họa). Xin hãy coi tất cả những thứ đó và cả những dòng chú thích này là thuộc tổng thể một bài thơ nhé. Một bài thơ vô đề.
Có vẻ củ chuối nhè?… hè! ... hè!

Hãy ngẩng cao đầu!
Nắm tay thật chắc
Đấu tranh này là trận cuối cùng!
Nhưng bạn ơi xin đừng nhầm với tên của vở kịch Tàu
Quân đội nhân dân Việt Nam vừa nhập khẩu của bạn “VÀNG”, bạn “TỐT” hôm qua
Thứ “khí tài hiện đại”!
Nhưng không thể dùng để chống hiểm họa xâm lăng
Không dùng để đánh vỡ mặt nhân dân
Nhưng sẽ đánh vào tim, óc ...
Có thể làm nhân dân, tổ quốc ta sấp mặt. Thêm 1000 năm!
Nào bạn ơi!
Hãy đến cùng tôi
Tay trong tay. Tay giơ cao, nắm chặt
ĐẤU TRANH NÀY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG!

Truyền thống NÚP!
- Khi chưa thành công: NÚP trong rừng, sống nhờ rừng (rừng che bộ đội, rừng vây quân thù). Cái này gọi là “ăn của rừng”, ăn của giang sơn, gấm vóc nước nhà, tổ tiên.
- Khi chưa thành công: NÚP vào nhân dân, điều này có thể gây liên lụy nghiêm trọng tới người chứa chấp. Thậm chí sẵn sàng núp váy đàn bà, trẻ nhỏ như ta có thể thấy qua các câu chuyện về các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các dũng sỹ thiếu niên được tuyên truyền ra rả qua bao nhiêu thế hệ. Điều này là nguyên nhân chủ yếu sản sinh ra các loại “anh hùng nhân dân” các “mẹ Việt Nam anh hùng” … về già không nơi nương tựa. Cái này gọi là “chiến tranh nhân dân”.
- Khi chưa thành công: NÚP trong đền, chùa, các nơi thờ tự, hoạt động tôn giáo. Mượn cửa từ bi để dễ bề trà trộn. Cái này gọi là “tôn giáo yêu nước”.
- Khi chưa thành công: NÚP trong nhà điền chủ, trong giới tư sản vì sẵn cơm dẻo, canh ngọt, sẵn tiền, vàng để …  huy động “Tuần lễ vàng”. Chắc có hứa hẹn “ăn một quả, trả cục vàng” …
- Khi chưa thành công, NÚP  bếp nông dân, ăn hết gạo, ngô, khoai, sắn, vừng, lạc, đậu ... lại chén vịt, gà, ngan, ngỗng, chó, mèo, trâu, bò, dê, chó, lợn … tôm, cua, ốc, cá ... của nông dân để kháng chiến trường kì. Cái này gọi là “dân vận”.
- Khi chưa thành công: NÚP vào “giai cấp tiên phong”, công nhân, thợ thuyền, xúi giục bạo động, chế tạo vũ khí, đánh bom khủng bố ( điển hình là bác Tôn Đức Thắng, anh Nguyễn Văn Trỗi …). Cái này gọi là “bạo lực kách mệnh”.
- Khi chưa thành công: NÚP bóng ngư dân để vận chuyển vũ khí, phương tiên chiến tranh - lôi kéo vào một việc làm vô cùng nguy hiểm (đoàn tàu không số).
- Khi chưa thành công: NÚP bóng các phương tiện giao thông công cộng, trà trộn chốn đông người, ngược xuôi hoạt động, vận chuyển vũ khí nguy hiểm, tài liệu cấm. Bất chấp có thể gây tai vạ cho nhiều người, gây tai vạ cho doanh nghiệp vận tải. Cái này gọi là “mưu trí, dũng cảm”.
- Khi chưa thành công: NÚP bóng báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do lập đảng, lôi kéo, xúi giục … . Cái này gọi là: Tự do dân chủ, tự do ngôn luận, đa nguyên, đa đảng.
… v ...v .. và ...v...v...
**************************
- Sau khi thành công: NÚP bóng “công thần” tận diệt môi trường, phá rừng đầu nguồn, bán rẻ quặng thô ... miễn sao đầy túi! NÚP bóng quân đội, phá rừng, buôn lậu gỗ của cả nước bạn anh em, láng giềng (Lào) (chuyện mới phanh phui). Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chiến khu xưa cho giặc thuê ... chắc để giặc làm bảo tàng “KÁCH MỆNH”???
- Sau khi thành công: NÚP bóng pháp luật, đánh đập trẻ em, bóp vú mẹ già, mua dâm bé gái (nữ sinh), “đạp mặt trí thức” (nhân dân) … . Cái này gọi là “ăn cháo đá (đái) bát” phản lại nhân dân, rõ quân phản phúc!
- Sau khi thành công: NÚP bóng GIAI CẤP - “Cải cách ruộng đất”, “tiêu diệt tư sản”, “trốc rễ” trí  thức … Cái này gọi là: Chính sách ngu dân, cướp trên diện rộng! ( lịch sử chưa có qui mô tương tự để so sánh).
- Sau khi thành công: NÚP bóng CÁCH MẠNG triệt phá đền, chùa, cướp đất giáo phận. Cấm đoán mọi bề.  Lý do: “thế lực thù địch”, “hoạt động trái phép” “xúi giục, phản động” “tôn giáo phản động”… Cái này gọi là “Chuyên chính vô sản”.
- Sau khi thành công: NÚP bóng XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC (quy hoạch), cướp đất nông dân, phá đất nông nghiệp, hủy hoại môi trường … Nông dân cơ cực lầm than! Sao thế? ” ĐẦY TỚ” của dân sẵn tiền bán đất (nước), ăn thực phẩm nhập từ Pháp, Mỹ tư bản, đế quốc cho lành! Nhân dân ăn thực phẩm độc hại của Trung Quốc cho rẻ, tiện cả đôi đường … cày cuốc chi cho mệt ??? !!! Cái này gọi là “THƯƠNG DÂN, VÌ DÂN”!
- Sau khi thành công: NÚP bóng CÔNG NGHIỆP (hiện đại hóa) cấu kết ngoại bang bóc lột “giai cấp tiên phong” tàn tệ, Đồng lương chết đói không đủ nuôi thân, công nhân đình công, đàn áp man rợ (lấy xe tải húc vào đám đông cho chết). Cái này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
- Sau khi thành công: Hải quân NÚP kĩ trong bờ, Ngoại giao NÚP trong “nhung lụa” blap! blap! , “16 VÀNG, 4 TỐT”! “16 VÀNG, 4 TỐT”! “16 VÀNG, 4 TỐT”!, “KHÔNG CÓ GÌ LẠ”... Giặc tha hồ cướp biển đảo, bắn giết ngư dân … Cái này gọi là: CUỘC ĐỜI KHÔNG SỐ(phát ngôn viên BNG xinh đẹp có mặc quần áo cẩn thận luôn luôn phát biểu những ngôn từ thể hiện sự hòa khí hữu hảo với giặc Tàu nên gọi là NÚP trong nhung lụa).
- Sau khi thành công: NÚP hình ảnh phương tiện giao thông công cộng, đánh tráo lòng tin, ngụy trang tội ác, ngậm máu phun người, đàn áp dã man, bắt bớ nghiều người yêu nước chống quân xâm lược. Chà đạp dân tộc, làm nhục quốc thể. Tội ác tày trời! Cái này gọi là: “CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO”
Ôi! Ôi chao mệt quá đi mất! Nếu kể hết được, chắc chết tại đây. Xin để giành phần cho dân ta kể tiếp (kẻo cũng mang tiếng là tham).
Quan tham, cướp của, nhiều tiền - người tốt không ham!
Tiếng Vọng
…...................
Có anh CA,
Anh không ở trên rừng, không phải là con khỉ!
Sao anh hay lẩn khuất? (NÚP)
Có phải anh là phường kẻ cắp,
Trộm, cướp, giết người …
Cớ sao anh lẩn khuất?
Giữa thanh thiên bạch nhật
Giữa thủ đô
Đội lốt lưu manh
Mặc thường phục đánh người biểu tình vô cớ
Đổ tiếng ác cho giới giang hồ!
Vốn là những người đã tận cùng của sự khốn khổ!
Sao anh NÚP trong trong lùm cây bụi cỏ
Bất ngờ nhảy xổ ra
Như loài thú dữ
Đánh người vi phạm hoặc chẳng cần vi phạm (luật giao thông)
Đánh thành thương tật
Phải chăng họ không để anh “ngậm miệng ăn tiền”?
Mùa xuân mới qua chưa đến mùa …. chó dại!
Sao có anh đã “tẩu hỏa nhập ma”
Giữa thủ đô
NÚP sau cột điện, góc nhà,
Các anh chồm ra
Thẳng tay đánh người … gần chết
Và cấm không cho đi viện (ngay)
Để nạn nhân được … chết từ từ ...
Mạng sống vốn quý nhất trên đời
Chết muộn tí nào thì hay ti đó chớ sao!
Kêu gì?
Khi còn sống, sức khỏe là thứ đáng quý nhất
Đớn đau một tí nhưng được chiêm nghiệm thế nào là giá trị của“sức khỏe”.
Như thế chẳng phải là bài học bổ ích lắm sao?
Một bài học về sự nhân bản!
Từ nấm mồ oan khuất
Một làn khói thoát lên
Làn khói trắng mong manh mơ hồ, vô định
Làn khói kêu oan giữa biết bao làn khói
Âm hồn của những kẻ báo thù …
Những làn khói không còn mơ hồ, đơn độc
Các anh NÚP ở đâu?
Các anh có thể NÚP ở đâu,
Giữa bao la mịt mù sương khói của những kẻ báo thù?
Các anh không sợ ư? Các anh là người “duy vật”?
Mà đúng vậy
Các anh chỉ coi trọng tiền tài, vật chất
Sống như con vật!
Coi rẻ tình người, coi thường mạng sống (của nhân dân)
Coi thường tổ tiên, lịch sử
Trong màn sương khói tạo thành bởi lớp lớp những oan nghiệt, kêu gào
Anh sống trong đó
Vợ con anh sống trong đó
Bố mẹ anh sống trong đó
Tất cả gia quyến của các anh
Không phải tất cả họ là người “duy vật”
Đang sống trong đó
Đang hít thở làn khói đó
Hít sâu vào tim, phổi, óc, gan,
Vào từng phế nang nhỏ nhất
Làn khói của những oan hồn!
Mang màu của chiếc áo tang (áo xô)
Âm hồn ngự trị trong cơ thể những con người sống
Trong mẹ già, phụ nữ, trẻ thơ, trong chính các anh
Nhà cửa các anh ở dù có cao sang, sạch sẽ
Không ô nhiễm môi trường
Nhưng những âm hồn sẽ làm ô nhiễm phần tâm linh gia quyến nhà anh …
Bởi tâm hồn các anh vấy bẩn
Hỡi các anh con người “duy vật”!
Có những làn khói của người cha
Bỏ lại mẹ già
Bỏ lại người vợ tảo tần
Bỏ lại con còn dại
Làn khói của tình phụ tử
Bỏ mọi hạnh phúc cuộc đời
Bởi trận đòn oan nghiệt
Chỉ còn làn khói mong manh
Và đã kết tinh
Thành tà áo trắng nữ sinh, lung linh trong cuộc biểu tình!
Người con gái được âm hồn phù trợ
Đã thoát khỏi gông xiềng, thoát khỏi nỗi sợ
Thoát khỏi chiếc áo xô hôm nọ.
Nỗi sợ - nơi ẩn NÚP của dân lành!
Và chính các anh
Cũng đang lẩn, NÚP trong nỗi sợ.
Có làn khói màu xanh
Như màu áo chiến binh đã bạc,
Trên vai người phế binh
Vâng! PHẾ BINH!
Bởi trừ bố, mẹ, vợ con, bạn bè và đồng đội
Có ai “thương” họ đâu mà “thương binh” ?
Họ. Biết bao người lê bên rìa xã hội
Làn khói của những liệt sỹ bị cố tình bỏ quên
Liệt sỹ chiến trường K (Cambodia)
Liệt sỹ chống giặc Tàu 1979
Liệt sỹ Trường Sa 1988
Họ sẽ hóa thân vào đồng đội
Những người vô danh nhưng còn sống trên mặt đất này
Họ sẽ dễ dàng tìm thấy đồng đội
…................... mỗi người sẽ kết nối với mọi người ...
Những người từng chia lửa ngày xưa
Qua “IP” của lính. (Phiên hiệu của các đơn vị quân đội tương tự như địa chỉ IP trong CNTT).
Những người lính bị đánh lừa!
Họ sẽ đi tìm các anh ...
Có làn khói màu xám, xanh, loang lổ
Của những người lính đã từng thua trận
Nhưng họ cũng là những con người
Sao sắp nửa thế kỉ đến nơi
Vẫn bơ vơ đầy ải không nơi nương về?
Họ cũng có gia đình, có anh em đồng đội
Nhiều khi giữa hai trận đánh trước kia
Khi ngớt tiếng pháo, tiếng bom
Họ. Nhưng người giữa hai trận tuyến
Tranh thủ hỏi nhau vội và: Trong ấy thế nào, ngoài đó ra sao …
Nhà tôi từng ở nơi này, kia, ấy, nọ ...
Thử trao đổi nhau thưởng thức một điếu thuốc lá
Của Bắc, Nam, Tây, Tàu xem nó lạ thế nào.
Tôi, anh … đều xa quê lâu rồi biết khi nào có thể trở lại!
Liệu khi đó có còn sống nữa không?
Liệu có thiếu cái tay, cái chân hay là một hay hai con mắt?
Bây giờ họ đã có thể trở lại:
Hơn ba mươi năm, nay họ đã trở về
Người ra Bắc có thể về Nam
Người vào Nam có thể ra Bắc
Thoải mái hút thuốc lá Tây, Tàu không có gì lạ lẫm.
Duy nhất với một điều kiện là họ phải còn đang sống!
Và thương tật không đến nỗi bị bác sỹ cấm.
Họ có một cái tên chính xác, đúng nghĩa đen
Phế binh!
Phế binh, thậm chì cả những người còn lành lặn!
Họ cũng ở quanh các anh
Họ bị loại ra ngoài xã hội.
Tuy nhiên họ được hưởng thứ quí giá nhất đó là cuộc sống
Họ còn được hưởng “tự do”
Họ còn hoàn toàn có quyền tự do … hút thuốc lá
Bất kể của Tây, Tàu gì đều được!
Vậy thôi!
Hơn hẳn những đồng đội không may của họ
Không thể hút thuốc lá được nữa
Và cũng không được làn khói hương!
Họ cũng hoàn toàn có thể chia đôi điếu thuốc của mình
Cho người “phế binh” mặc áo màu xanh hay ngược lai.
Cả hai loại “phế binh” đều đang ở quanh các anh.
Nổi lên trong mờ mịt khói sương
Làn khói màu lam
Màu của biển xanh uất ức (Uất ức biển ta ơi! - PTN).
Họ là người ngư dân
Con của người ngư dân năm xưa chở súng (chiến sỹ đoàn tàu không số).
Trong một ngày biển lặng đẹp trời
Giữa “biển bạc” quê hương tự ngàn đời
Họ chết không kịp biết tại sao
Và được trở về với mẹ già, vợ dại, con thơ
Trong một cái lọ sứ Trung Quốc loại tốt (những ngư dân “may mắn” bị giặc Trung Quốc giết nhưng có trả xác về Việt Nam).
Những kẻ mà họ phải gọi theo mệnh lệnh là”bạn” đã bắn họ khi tay không tấc sắt.
Còn may chán so với những người bị “bạn” bắn nhưng bỏ thân cho cá
May hơn cả những anh bộ đội hi sinh trong Hải chiến Trường Sa (1988)
May hơn cả những anh lính Cộng Hòa (QLVNCH) hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa (1974)
Trong khía cạnh cac liệt sỹ cũng phải bỏ thân cho cá!
Họ cũng đang ở quanh các anh.
Mệt quá rồi, Mệt thật rồi!
Tôi không thể kể hết về những làn khói màu đen
Làn khói màu vàng
Làn khói màu nâu, màu đỏ
…..........................
Có thể tôi sẽ bị bắt đi tù bởi tội “tham”
Vì tranh phần kể chuyện quá nhiều
Những câu chuyện của gia đình tôi
Những câu chuyện của quê hương tôi
Câu chuyện của tổ quốc tôi,
Câu chuyện của dân tộc tôi
Những câu chuyện này phải để nhân dân tôi cùng kể!
Trên đất nước tôi, đất nước có truyền thống NÚP
Nhưng NÚP không phải đặc ân của dân lành
Trước thiên tai, địch họa dân lành không có chỗ NÚP
Khi con người cố tình gây nạn hồng thủy họ không có chỗ NÚP (xả đập thủy điện).
Trước cái ác họ không có chỗ NÚP
Những bất công, xảo trá, dối lừa,
Thú với người lẫn lộn.
Họ biết NÚP vào đâu?
Làm sao có thể NÚP một “nhát dao chém trộm”? (Thơ Trần Dần)
Hiểm họa xâm lăng đã cận kề! họ không thể NÚP!
Một dân tộc không thể NÚP vào nỗi sợ hãi!
Hãy ngẩng cao đầu!
Nắm tay thật chắc
Đấu tranh này là trận cuối cùng!
Nhưng bạn ơi xin đừng nhầm với tên một vở kịch Tàu
Quân đội nhân dân Việt Nam vừa nhập khẩu của bạn “VÀNG”, bạn “TỐT” hôm qua
Thứ “khí tài hiện đại”!
Nhưng không thể dùng để chống hiểm họa xâm lăng
Không dùng để đánh vỡ mặt nhân dân
Nhưng sẽ đánh vào tim, óc ...
Có thể làm nhân dân, tổ quốc ta sấp mặt. Thêm 1000 năm!
Nào bạn ơi!
Hãy đến cùng tôi
Tay trong tay. Tay giơ cao, nắm chặt
ĐẤU TRANH NÀY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG!
Biểu tình bên tượng đài Quyết Tử … (Sưu tầm từ Internet).

Trịnh Kim Tiến (Sưu tầm từ Internet).

Trường hợp goại lệ
Tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ, một người dân tên là Núp (anh hùng Núp). Những kẻ ngày nay lên đỉnh tót vời là nhờ những người như “anh”, từng NÚP vào “anh”, NÚP vào nhân dân chứ thực ra thì anh hùng Núp không NÚP. Sau khi “BẮN PHÁP CHẢY MÁU” Anh Hùng Núp đã từng rời bỏ núi rừng Tây Nguyên ra Hà Nội sống giữa thủ đô một thời tươi đẹp, thơ mộng này. Đâu như Anh Hùng Núp công khai lấy mấy bà vợ người Kinh. Chính xác thì có một bà rất đẹp ở phố Hoàng Hoa Thám, Ba Đình Hà Nội. Tuy tên anh hùng Núp  là “Núp” nhưng “anh” lại rất đàng hoàng chứ không hề NÚP. Tôi thích con người và câu chuyện có hậu của “anh”!

... F312


29/07/2011                                                                                                           version: 1.0.1
No. E209 F312